Bộ [, ] U+672C
本 běn
- (Danh) Gốc cây. ◎Như: nhất bổn 一本 một gốc cây.
- (Danh) Cỗi rễ, cỗi nguồn của sự vật. ◎Như: xả bổn trục mạt 捨本逐末 bỏ cỗi rễ mà theo ngọn ngành.
- (Danh) Tiền vốn, tiền gốc. ◎Như: nhất bổn vạn lợi 一本萬利 một vốn muôn lời.
- (Danh) Tập sớ tâu vua ngày xưa. ◎Như: tấu bổn 奏本 sớ tấu.
- (Danh) Tập, sách vở, tranh vẽ, bìa thiếp. ◎Như: khắc bổn 刻本 bản chữ khắc.
- (Danh) Vở (kịch). ◎Như: kịch bổn 劇本 vở kịch.
- (Danh) Lượng từ: (1) Đơn vị dùng cho sách vở. ◎Như: ngũ bổn thư 五本書 năm quyển sách. (2) Phân đoạn trong vở kịch. ◎Như: Tây sương kí đệ tứ bổn 西廂記第四本 Tây sương kí, phần thứ tư.
- (Danh) Họ Bổn.
- (Động) Tham cứu, tìm tòi. ◇Văn tâm điêu long 文心雕龍: Bổn âm dương chi hóa, cứu liệt đại chi biến 本陰陽之化, 究列代之變 (Nghị đối 議對) Xem xét sự thay đổi của âm dương, tìm hiểu sự biến dịch của các đời.
- (Động) Cai quản, cầm đầu. ◇Hán Thư 漢書: Thị thì Giáng Hầu vi thái úy, bổn binh bính 是時 絳侯為太尉, 本兵柄 (Viên Áng truyện 爰盎傳) Lúc đó Giáng Hầu làm thái úy, cầm đầu binh quyền.
- (Động) Căn cứ, dựa theo. ◎Như: bổn chánh sách bạn sự 本政策辦事 theo chính sách mà làm việc.
- (Hình) Chính, chủ yếu. ◎Như: hiệu bổn bộ 校本部 trụ sở chính của trường học.
- (Hình) Trước, gốc, vốn. ◎Như: bổn ý 本意 ý trước của tôi, ý có sẵn.
- (Hình) Nay, này, bây giờ. ◎Như: bổn nguyệt 本月 tháng này, bổn niên 本年 năm nay.
- (Đại) Của mình. ◎Như: bổn thân 本身 thân mình, bổn quốc 本國 nước mình, bổn vị 本位 cái địa vị của mình, bổn lĩnh 本領 cái năng lực của mình, không phải cầu gì ở ngoài.
- (Phó) Vốn dĩ, đáng lẽ. ◇Sử Kí 史記: Bổn định thiên hạ, chư tướng cập (Hạng) Tịch dã 本定天下, 諸將及(項)籍也 (Cao Tổ bổn kỉ 高祖本紀) Thực ra bình định thiên hạ, (là nhờ) các tướng và (Hạng) Tịch này vậy.
- § Ghi chú: Ta quen đọc là bản.
- Một âm là bôn. (Động) § Thông bôn 奔.
1. [印本] ấn bổn, ấn bản
2. [大本營] đại bổn doanh
3. [題本] đề bổn
4. [本始] bản thủy
5. [本利] bản lợi, bổn lợi
6. [本色] bản sắc, bổn sắc
7. [本息] bản tức, bổn tức
8. [本務] bản vụ
9. [本意] bổn ý
10. [本道] bổn đạo
11. [本地] bổn địa, bản địa
12. [本隊] bổn đội
13. [本部] bổn bộ
14. [本據] bổn cứ
15. [本質] bổn chất
16. [本旨] bổn chỉ
17. [本職] bổn chức
18. [本枝] bổn chi
19. [本營] bổn doanh
20. [本刑] bổn hình
21. [本紀] bổn kỉ
22. [本金] bổn kim, bản kim
23. [本來面目] bổn lai diện mục
24. [本來] bổn lai, bản lai
25. [本領] bổn lĩnh
26. [本流] bổn lưu
27. [本論] bổn luận
28. [本末] bổn mạt
29. [本命] bổn mệnh, bản mệnh
30. [本能] bổn năng, bản năng
31. [本義] bổn nghĩa
32. [本業] bổn nghiệp
33. [本源] bổn nguyên
34. [本人] bổn nhân, bản nhân
35. [本分] bổn phận
36. [本國] bổn quốc, bản quốc
37. [本貫] bổn quán
38. [本師] bổn sư, bản sư
39. [本生] bổn sinh
40. [本籍] bổn tịch
41. [本心] bổn tâm
42. [本性] bổn tính
43. [本草] bổn thảo
44. [本是] bổn thị
45. [本態] bổn thái
46. [本錢] bổn tiền
47. [本宅] bổn trạch, bản trạch
48. [本朝] bổn triều
49. [本位貨幣] bổn vị hóa tệ
50. [本位] bổn vị, bản vị
51. [稿本] cảo bổn
52. [古本] cổ bổn
53. [巾箱本] cân sương bổn
54. [根本] căn bổn
55. [基本] cơ bản, cơ bổn
56. [血本無歸] huyết bổn vô quy
57. [劇本] kịch bổn
58. [藍本] lam bổn
59. [偽本] ngụy bổn
60. [原本] nguyên bổn
61. [原原本本] nguyên nguyên bổn bổn
62. [源源本本] nguyên nguyên bổn bổn
63. [日本] nhật bổn, nhật bản
64. [人本主義] nhân bản chủ nghĩa
65. [副本] phó bổn
66. [務本] vụ bổn