Bộ [, ] U+50BE
傾 倾
qīng
- (Động) Nghiêng về một bên, xu hướng. ◎Như: khuynh nhĩ nhi thính 傾耳而聽 nghiêng tai mà nghe, hướng hữu khuynh 向右傾 thiên về phía hữu (xu hướng chính trị đối lại phe tả).
- (Động) Nghiêng đổ, sụp đổ. ◎Như: khuynh trụy 傾墜 sụp đổ.
- (Động) Dốc ra. ◎Như: khuynh nang 傾囊 dốc túi, khuynh tửu 傾酒 dốc rượu.
- (Động) Bội phục, ngưỡng mộ. ◎Như: khuynh đảo 傾倒 kính phục vô cùng, khuynh tâm 傾心 xiêu lòng; bội phục; tận tâm.
- (Động) Làm cho nghiêng ngửa, áp đảo, thắng hơn. ◎Như: khuynh quốc khuynh thành 傾國傾城 làm mất nước nghiêng đổ thành trì. ◇Sử Kí 史記: Dục dĩ khuynh Ngụy Kì chư tướng tướng 欲以傾魏其諸將相 (Vũ An Hầu truyện 武安侯傳) Muốn để áp đảo các tướng văn tướng võ theo phe Ngụy Kì. ◇Nguyễn Du 阮攸: Uổng giao thiên cổ tội khuynh thành 枉敎千古罪傾城 (Dương Phi cố lí 楊妃故里) Để nghìn năm đổ oan cho (người đẹp) tội nghiêng thành.
- (Động) Cạnh tranh, tranh giành. ◎Như: dĩ lợi tương khuynh 以利相傾 lấy lợi cạnh tranh.
- (Động) Bị nguy ngập. ◇Tuân Tử 荀子: Tề nhất thiên hạ nhi mạc năng khuynh 齊一天下而莫能傾 (Nho hiệu 儒效) Ngang với thiên hạ nên không bị nguy.
1. [傾倒] khuynh đảo
2. [傾圮] khuynh bĩ
3. [傾家] khuynh gia
4. [傾家敗產] khuynh gia bại sản
5. [傾向] khuynh hướng
6. [傾軋] khuynh loát
7. [傾耳] khuynh nhĩ
8. [傾覆] khuynh phúc
9. [傾風] khuynh phong
10. [傾心] khuynh tâm
11. [傾城] khuynh thành
12. [傾側] khuynh trắc